Nóng: Luật sư phát hiện Bộ Y tế sửa câu hỏi của cơ quan điều tra, tạo cơ sở 'định tội' cho BS Lương - Medical Book - Livre Médical
Bài mới
Đang tải...

Nóng: Luật sư phát hiện Bộ Y tế sửa câu hỏi của cơ quan điều tra, tạo cơ sở 'định tội' cho BS Lương

Nóng: Luật sư phát hiện Bộ Y tế sửa câu hỏi của cơ quan điều tra, tạo cơ sở 'định tội' cho BS Lương

Nóng: Luật sư phát hiện Bộ Y tế sửa câu hỏi của cơ quan điều tra, tạo cơ sở 'định tội' cho BS Lương


Luật sư Trần Hồng Phúc cho rằng "lỗi đánh máy" này của Bộ Y tế trong công văn trả lời cơ quan điều tra đã gây ra sự nhầm lẫn cực kỳ nguy hiểm.

Tại phiên tòa sáng nay (28/5, ngày thứ 10 xét xử vụ án chạy thận làm chết 9 người ở BV Đa khoa Hòa Bình (BVĐKHB), trong phần bào chữa của mình, LS Trần Hồng Phúc (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) đã chỉ ra lỗi đánh máy trong công văn của Bộ Y tế trả lời Cơ quan Điều tra (CQĐT) Công an tỉnh Hòa Bình.
Lỗi này, theo phân tích của luật sư Phúc, đã khiến công văn trở thành văn bản được sử dụng để định tội cho 3 bị cáo gồm: Hoàng Công Lương, Bùi Mạnh Quốc, Trần Văn Sơn. 
Lỗi này nằm ở chỗ: sau khi nhận bộ câu hỏi của CQĐT, Bộ Y tế đã tự ý sửa câu hỏi số 4, thêm yếu tố về xét nghiệm AAMI vào phần trả lời cho câu hỏi này nhằm làm mệnh đề (dù CQĐT không hỏi về AAMI), từ đó dẫn đến việc cơ quan điều tra dựa vào đó cho rằng nếu các bị can (nêu trên) không tiến hành hoặc không chờ kết quả AAMI mà cho chạy thận là có tội!  

Cụ thể, nội dung về chi tiết này trong phiên tòa chúng tôi tường thuật lại từ lập luận của luật sư Trần Hồng Phúc như sau: 
Tại tòa sáng nay, LS Trần Hồng Phúc đề nghị Viện kiểm sát (VKS) xem lại cáo trạng, cụ thể là ở trang số 7, 8 cáo trạng số 05 ngày 22/2/2018. Tại đây, VKS đã trích nguyên văn nội dung trả lời của Bộ Y tế. Trong đó có xác định đến tiêu chuẩn AAMI, sau này ở phần luận tội, quan điểm của vị đại diện VKS đã xác định rằng, cần phải chờ kết quả xét nghiệm AAMI, nếu không chờ kết quả này sẽ phát sinh thêm trách nhiệm hình sự của các bị cáo, trong đó có bị cáo Lương.
Trước đó, sau khi sự cố xảy ra, CQĐT công an tỉnh Hòa Bình đã gửi công văn số 454 đến Bộ Y tế gồm 6 câu hỏi. Bộ Y tế phúc đáp bằng công văn số 4342. 
Trong 6 câu, câu hỏi thứ 4 của CQĐT có nội dung là: "Sau khi sửa chữa hệ thống nước RO số 2, có cần thiết phải xét nghiệm kiểm tra sinh hóa tiêu chuẩn nước trước khi đưa hệ thống lọc nước vào sử dụng hay không, căn cứ vào văn bản nào và hướng dẫn cụ thể nào?" (trong câu hỏi này, không đề cập đến AAMI, CQĐT đã đề cập đến AAMI trong các câu hỏi trước đó - pv)
Câu hỏi của CQĐT gửi Bộ Y tế mà chúng tôi có được - pv.
Thế nhưng, trong công văn số 4342 của Bộ Y tế, ở đề mục trả lời số 4 và đề mục trả lời số 5 (ứng với câu hỏi số 4, số 5 của CQĐT) thì lại là... cùng một câu hỏi. Theo LS Phúc, bà hiểu có thể đây là lỗi đánh máy của BYT khi để nhầm 2 câu hỏi giống nhau. 
Nhưng "lỗi đánh máy" nghiêm trọng hơn trong tình huống này là ở phần trả lời cho câu hỏi số 4 - trong công văn của Bộ Y tế. 
Cụ thể, dù CQĐT hỏi là "có cần xét nghiệm kiểm tra sinh hóa tiểu chuẩn nước hay không", thì công văn Bộ Y tế lại viết trong phần trả lời: "Sau khi sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2, để đảm bảo chất lượng nước trước khi đưa vào sử dụng chạy thận nhân tạo cho người bệnh nhất thiết phải làm xét nghiệm để kiểm tra chất lượng nước có phù hợp với tiêu chuẩn AAMI trên đây hay không. Việc xét nghiệm tồn dư hóa chất khi tiệt trùng, lọc nước, xúc rửa hệ thống lọc nước RO là bắt buộc, đồng thời, khuyến cáo việc xét nghiệm thêm vi khuẩn và độc tố Endotoxin"
Công văn 4342 của Bộ Y tế mà chúng tôi có được - pv.
LS Phúc phân tích, đoạn trả lời nêu trên bà hiểu là Bộ Y tế biên tập lại câu hỏi số 4 của CQĐT để làm mệnh đề trả lời, nhưng mệnh đề này phát sinh thuật ngữ AAMI và kết thúc câu lại là dấu chấm (.), thành ra, gây hiểu lầm rằng đó là trả lời và nội dung trả lời cho thấy cần có xét nghiệm AAMI. 
Từ đó, LS Phúc cho rằng, đây là một nhầm lẫn tai hại, rất nguy hiểm. 
"Chúng tôi nghĩ rằng, không phải VKS mà chính Bộ Y tế mới là cơ quan buộc tội các bị cáo ngồi đây ngày hôm nay. Bởi vì Bộ Y tế đã tự biên tập lại câu hỏi không nằm trong danh sách câu hỏi của CQĐT. Về vấn đề này, LS đề nghị đại diện VKS đánh giá ở bút lục 1487 và bút lục 1485 là công văn của CQĐT, công an tỉnh Hòa Bình gửi cho Bộ Y tế", LS Phúc nhận định.
Bị can Hoàng Công Lương trong phiên xét xử sáng ngày 28/5. (Ảnh: Như Hoàn)
LS Phúc cũng tiết lộ, sau khi nhận thấy sai sót này của Bộ Y tế, phía văn phòng luật sư của bà đã gửi công văn xác minh đến Bộ, nhưng: "Trong công văn phúc đáp của Bộ Y tế ngày 27/4/2018, chúng tôi cho rằng Bộ Y tế vẫn cố ý để buộc tội các bị cáo. Bộ Y tế nói rằng, đây là 2 câu hỏi có nội dung khác nhau nên Bộ Y tế đã trả lời riêng rẽ từng câu hỏi...
Họ đưa hướng trả lời sang ý khác để tránh trách nhiệm lỗi đánh máy trong công văn của Bộ Y tế trả lời CQĐT. Bộ Y tế trả lời rằng "nếu không nghiên cứu kỹ sẽ gây nhầm lẫn", nhưng chúng tôi nghiên cứu kỹ mới phát hiện ra sự nhầm lẫn của Bộ Y tế".

Bộ Y tế trả lời bắt buộc phải xét nghiệm tồn dư hóa chất, nhưng nghiên cứu tiêu chuẩn AAMI của Hoa Kỳ chúng tôi thấy rằng Bộ Y tế vẫn chưa hiểu gì về tiêu chuẩn này. Xét nghiệm AAMI là xét nghiệm cho 25 chỉ số lý hóa, để đưa vào xét nghiệm này, hợp đồng giữa BVĐK tỉnh Hòa Bình và Công ty Thiên Sơn chưa cụ thể là xét nghiệm cái gì trong số 25 chỉ số".
Bộ Y tế cũng khuyến cáo thêm 2 xét nghiệm vi khuẩn nhưng nó là chỉ số cuối, như vậy Bộ Y tế đã bỏ qua 23 tiêu chuẩn ban đầu và chỉ khuyến cáo xét nghiệm 2 chỉ số vi sinh. Vậy 23 chỉ số lý hóa có cần thiết phải xét nghiệm hay không? Bộ Y tế cũng chỉ khuyến cáo chứ không bắt buộc.
Tại phiên tòa, ông Đỗ Đình Vận - Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hoài Bình và BS Hoàng Công Tình (Phụ trách khoa Hồi sức tích cực BVĐK tỉnh Hòa Bình) đều khẳng định không cần thiết phải xét nghiệm AAMI vì phải dừng máy trong 10-15 ngày. Trong thời gian chờ đợi này sẽ lại phát sinh vi khuẩn trên hệ thống và lại phải xét nghiệm tiếp. 
Do đó, chỉ cần xét nghiệm tồn dư hóa chất ngay tại chỗ. Xét nghiệm tồn dư hóa chất là xét nghiệm độc lập với AAMI sau sửa chữa, nhưng chỉ đơn giản bằng que thử và chỉ mất vài phút. 
Theo Soha.vn
http://soha.vn/nong-luat-su-phat-hien-bo-y-te-sua-cau-hoi-cua-co-quan-dieu-tra-them-cum-tu-ve-aami-20180528100858174.htm

Nóng: Luật sư phát hiện Bộ Y tế sửa câu hỏi của cơ quan điều tra, tạo cơ sở 'định tội' cho BS Lương Xêp hạng: 4.5 Đăng bởi: Hỗ trợ Y Dược

0 comments:

Post a Comment

 

OPP!..Hình như bạn đang bật Adblock.. Bạn tắt nó trên trang của mình để ủng hộ nhé. Please!!!

Những tài liệu mình chia sẻ tới các bạn hoàn toàn miễn phí vậy nên bắt buộc phải chạy quảng cáo để duy trì hoạt động của website. Vậy nếu bạn có bật Adblock trên trang mình thì hãy tắt đi để ủng hộ mình nhé, đó chính là lời cảm ơn lớn nhất tới những gì mình chia sẻ.

Cảm ơn bạn đã đọc thông báo này. Mình sẽ cố gắng giảm thiểu số lượng quảng cáo để giúp bạn đọc được thoải mái hơn và tiếp cận tốt nhất tới những tài liệu được chia sẻ.

Bạn có thể thêm PLUSKIENTHUC.COM vào danh sách ad blocking whitelist hoặc disable trong adblocking khi ở trang web của mình nhé! Cảm ơn các bạn.

×